Nhắc đến phương pháp giáo dục STEAM chính là nhắc đến một phương pháp giáo dục hướng đến phát triển toàn diện các kỹ năng của trẻ thông qua việc sáng tạo nghệ thuật. Phương pháp STEAM chính là phương pháp STEM kết hợp với kỹ năng phát triển nghệ thuật tức là ART (nghĩa là nghệ thuật trong tiếng Anh).
Phương pháp STEAM chính là thông qua việc sáng tạo để phát triển các kỹ năng cho trẻ, giúp trẻ có thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Đây là cụm từ chỉ 5 chuyên ngành chính mà trẻ cần xây dựng. Đó là Science – Khoa học (S); Technology – Công nghệ (T); Engineering – Kỹ thuật (E) và Mathematics – Toán học (M) và A tức là Art (Nghệ thuật).
STEAM mang đến cho trẻ hình thức học chủ động, sáng tạo, kích thích trẻ tò mò về mọi thứ xung quanh. Cách học này khác hẳn so với cách học truyền thống, giáo viên nói và học sinh chỉ ngồi nghe. Thông qua việc sáng tạo và các hình thức thực hành, bé dần học và hoàn chỉnh kỹ năng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
Tại Hệ thông giáo dục SASUKE phương pháp STEAM được đưa vào như một chương trình học chủ đạo dành cho các bé tại hầu hết các cơ sở. Thông qua các hoạt động trải nghiệm để đưa đến các bé những kiến thức đa dạng về các lĩnh vực trong cuộc sống
Nhằm phát triển các kỹ năng thuộc 5 lĩnh vực là Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học và Nghệ thuật, phương pháp STEAM thực sự đã chinh phục được những phụ huynh khó tính nhất. Đây là phương pháp giúp trẻ có thêm những kỹ năng đặc biệt quan trọng trong cuộc sống bao gồm:
- Kỹ năng khoa học – Science (S): Môn này sẽ giúp các con hiểu được cách thức hoạt động và nguyên lý của những sự vật, sự việc trong cuộc sống hằng ngày. Từ đó, các con biết vận dụng vào cuộc sống để thực hành trên thực tế. Ví dụ: Biết mưa tạo ra từ hơi nước bay lên, biết sấm tạo ra từ đâu để phòng tránh khi gặp…
- Kỹ năng Công nghệ – Technology (T): Với lĩnh vực này, trẻ được tiếp xúc với công nghệ cao, tiên tiến và hiện đại. Từ đó biết sáng tạo nên các mô hình hoặc sản phẩm khoa học chất lượng cao. Đó chính là ứng dụng mà Robotics mang đến trong phương pháp STEAM.
- Kỹ năng Kỹ thuật – Engineering (E): Giáo viên sẽ hướng dẫn các bé về cách thức sản xuất, vận hành một sản phẩm xung quanh đời sống. Từ đó, bé sẽ biết chế tạo, lắp ráp thành một mô hình hoàn chỉnh. Đó là ô tô, rô bốt, máy móc đơn giản phù hợp với độ tuổi của con.
- Kỹ năng Toán học – Mathematics (M): Nhờ phương pháp giáo dục mới này mà các bé từ lớp mẫu giáo đã làm quen với Toán học. Với con số, chữ số và những phép tính cơ bản nhất giúp các bé hứng thú hơn với môn học này. Đồng thời giúp xây dựng nền tảng để các con ứng dụng vào thực tế cuộc sống, tăng phản xạ và tương tác với Toán.
- Kỹ năng Nghệ thuật – Art (A): Đây chính là yếu tố phân biệt phương pháp Steam với phương pháp STEM. Nếu như các phương pháp giáo dục sớm khác thiên về con người, trí tuệ, trí thông minh thì phương pháp này chú trọng đến nghệ thuật. Tức là các con được tự do sáng tạo nghệ thuật để khám phá thế giới. Điều này mới lạ và thú vị hơn nhiều.
Dạy trẻ theo phương pháp STEAM còn mang đến rất nhiều lợi ích
Ngoài việc xây dựng kỹ năng quan trọng để thành công hơn trong cuộc sống thì các con khi tiếp xúc với phương pháp STEAM sẽ được những lợi ích tích cực như sau:
Truyền cảm hứng học tập cho trẻ
Khác hẳn với lối dạy truyền thống, học sinh bị động hoàn toàn, chỉ tiếp thu kiến thức 1 chiều từ người dạy với khối kiến thức khổng lồ. Khi các bé học theo phương pháp STEAM thì chính con sẽ là người chủ động tiếp xúc với môn học. Khi đó sẽ truyền cảm hứng học tiếp đến trẻ, giúp trẻ xem việc học Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học hay Nghệ thuật là một niềm vui.
Từ đó, kích thích các con đam mê học tập, sáng tạo và tìm tòi những điều mới lạ xung quanh cuộc sống.
Trẻ được học qua các tình huống cụ thể
Nhờ được ứng dụng thực hành kiến thức đã được dạy trực tiếp nên các bé sẽ được học qua các tình huống cụ thể. Từ đó, các con biết cách ứng dụng lý thuyết vào thực tế giúp nhớ lâu và biết xử lý tình huống nhạy bén hơn.
Ví dụ, trẻ được học cách tính toán quả táo trong giỏ với phép cộng. Từ đây, các bé biết ứng dụng để tính những loại quả khác trong cuộc sống mỗi ngày.
Khơi gợi khả năng sáng tạo và niềm đam mê của con
Phương pháp STEAM khơi gợi và cho phép bé học bằng cách sáng tạo nghệ thuật. Từ đó, các con được giáo viên hướng dẫn tiếp thu kiến thức: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học bằng cách tự mình khám phá chúng.
Vì thế, phương pháp này có tác dụng kích thích khơi gợi khả năng sáng tạo và niềm đam mê vô tận của con. Quan sát con cha mẹ sẽ biết được trẻ thích gì để đầu tư đúng đắn và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho bé.
Trẻ được vừa học vừa chơi
Học trong phương pháp này trở nên thú vị hơn nhiều, bé học không bị nhàm chán khi phải ngồi cả buổi nghe cô nói lý thuyết. Thay vào đó, các con sẽ được vừa học vừa chơi, vừa sáng tạo vừa tiếp thu kiến thức.
Bởi vậy, để học được theo cách này, giáo viên cần chuẩn bị nhiều học cụ, đồ vật và sản phẩm tương tác trực tiếp. Trẻ sẽ được học trong môi trường vui vẻ, tự do, tự nguyện chứ không bị ép buộc như trước đây. Cách học này mang đến năng lượng tích cực nên trẻ rất thích. Bởi vậy, nhiều trường mầm non cao cấp đã ứng dụng phương pháp STEAM vào giảng dạy rất hiệu quả.